CẨM NANG
CỦA NGƯỜI
PHẬT TỬ
(TT)
13/ Vậy, có sự khác
biệt nào trong tiến trình giác ngộ giữa Nam tông và Bắc tông?
Theo truyền thống,
tiến trình giác ngộ và giải thoát của một vị Hành giả được cụ thể hóa qua bốn
quả vị Thanh Văn. Bao gồm Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm và A-La-Hán. Đây là
tiến trình giải thoát cụ thể, thông qua sự tu tập Hành giả từng bước đoạn trừ
các phiền não mà thuật ngữ Phật học gọi
là 10 kiết sử ( sự dây trói buộc) bao gồm:
-
Thân Kiến
-
Hoài nghi
-
Giới cấm thủ
-
Dục
-
Sân
-
Hữu ái
-
Vô hữu ái
-
Mạn
-
Trạo cử vi tế
-
Vô minh vi tế
Do
vậy, về mặt tu tập và giải thoát, không có sự khác biệt giữa Nam tông và Bắc
tông, dù khái niệm dùng để mô tả tiến trình này có thể khác nhau như mở rộng
các quan niệm về cứu cánh và độ tha, ví dụ tiến trình của Đại thừa Thập địa Bồ
Tát ( trong giáo lý Phát triển ), nhưng nội dung giải thoát vẫn giống nhau, có
nghĩa là để được giác ngộ, giải thoát, Hành giả trên căn bản phải đoạn trừ các
phiền não như đã đề cập trong 10 kiết sử.
Tiến
tình giải thoát và giác ngộ của một vị Thánh trong Phật giáo:
Tứ quả
|
Kiết sử ( dây phiền não )
Cần
phải đoạn diệt
|
Vòng tái sinh
|
Dự lựu
(
vào dòng Thánh)
Tu-Đà-Hoàn
|
Thân kiến, Nghi và Giới cấm thủ
( 3 kiến sử đầu tiên)
|
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi
người hoặc Trời
|
Nhất lai
Tư-Đà-Hàm)
|
Làm nguội thêm dục và sân ( hai
kiến sử kế tiếp )
|
Thêm một lần tái sinh nữa trong
cõi dục
|
Bất lai
(
A-Na-Hàm )
|
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiến
sử ở trên (Thân Kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục và Sân)
|
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
|
Arahant
A-La-Hán
|
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần
kiết sử: Hữu ái, Vô hữu ái, Mạn, Trạo cử và Vô minh
|
Giải thoát khỏi vòng sinh tử luân
hồi
|
14/ Có thể cho biết thêm chi tiết về tiến trình của Thập địa Bồ Tát?
Mười địa của Bồ Tát
trong Phật giáo phát triển bao gồm:
-
Hoan hỷ địa: An lạc khi vượt qua phiền não để bước vào
Phật đạo.
-
Ly cấu địa: Vượt lên mọi phiền não, trạng thái tâm
thuần tịnh;
-
Phát quang địa: Phát triển tuệ giác;
-
Diệm huệ địa: Tuệ giác chiếu sáng;
-
Cực nan thắng địa: Vượt qua những vi tế phiền não sau
cùng;
-
Hiện tiền địa: Tuệ nhãn siêu việt nhị nguyên;
-
Viễn hành địa: Vượt lên trên mọi ý niệm tự ngã để cứu
độ chúng sinh;
-
Bất động địa: Đạt đến quả vị không thối chuyển;
-
Thiện huệ địa: Tuệ giác phương tiện thiện xảo và đạt
được mười thần lực;
-
Pháp vân địa: Tự
tại, giải thoát.
Hành
giả tu tập 10 Ba-La-Mật liên hệ đến 10 địa ở trên, bao gồm: Bố thí, Trì giới,
Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, Phương tiện thiện xảo, Nguyện, Lực,
Trí.
15/ Vậy thì kiểu mẫu lý tưởng ( ideal model ) cho đời sống của người tu
tập giữa Nam
tông và Bắc tông có khác nhau không?
Chúng ta biết rằng
mẫu người lý tưởng đóng một vai trò quan trong trong sự hình thành nhân cách và
lối sống của mỗi con người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, tôn giáo hay không tôn
giáo. Ở đây mẫu người lý tưởng giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát
triển có khác nhau.
Trong
Phật giáo Nguyên thủy, mẫu người lý tưởng chính là hình ảnh của một bậc Thánh
A-La-Hán, con người của sự rủ bỏ hết mọi cảm nhiểm ở đời, sống an lạc tỉnh thức
và tùy duyên hóa độ chúng sanh. Nhưng
trong Phật giáo Phát triển, mẫu người lý tưởng
là hình ảnh của một vị Bồ-Tát người mang lý tưởng độ tha trong suốt cuộc
hành trì tu tập. Ở đây lý tưởng độ tha hay hóa độ các chúng hữu tình ( nhiêu
ích hữu tình) là một trách nhiệm mà một vị Bồ-Tát nguyện phụng hiến đời mình
cho suốt cuộc hành trình tâm linh từ buổi sơ phát tâm ( phát nguyện) cho đến
khi thành Phật. Do vậy, để thực hiện lý tưởng đô tha, một vị Bồ-Tát không ngừng
tu tập và phát triển trí tuệ và Từ bi, vì
trí tuệ và Từ Bi chính là sự nghiệp của một vị Bồ-tát hay là một vị Phật.
Vả lại, để thực hiện lý tưởng độ tha của mình, một vị Bồ-Tát luôn phát nguyện
đi vào thế gian, hiện muôn ngàn thân tướng của thế gian để làm lợi ích cho thế
gian. Đây là lý do mà Phật giáo Phát triển luôn hiện đại hóa con đường thể nhập vào đời sống thực tế để thực hiện lý tưởng
độ tha. Điều này, một cách nào đó, tạo nên sự khác biệt giữa các hình thức Phật
giáo Nguyên thủy và Phát triển. Tuy nhiên, con đường thực hành của Bồ-Tát bao
gồm các hạnh Ba-La-Mật như đã đề cập trên đây vẫn mang tính cách truyền thống.
16/ Xin cho biết có bao nhiêu hệ
tư tưởng chính yếu trong đạo Phật?
Vì
trên thực tế, trong đạo Phật có hai phạm trù tư tưởng, tạm phân biệt như vậy.
Thứ nhất là lịch sử tư tưởng như các nhà Phật học ( đặc biệt là học giả Theodor
Stcherbatsky/ 1866-1942 ) đã phân định dựa theo các thời kỳ phát triển của lịch
sử hay còn gọi là lịch sử phân kỳ của Phật giáo. Và thứ hai là lịch sử tư tưởng
các tông phái của Phật giáo. Đối với phạm trù thứ hai, tức lịch sử tư tưởng các
tông phái trong Phật giáo, chúng ta cần có thời gian để đi vào nghiên cứu từng
tông phái một, chẳng hạn như Thiền tông, Tịnh độ tông, Thiên thai tông v.v…Ví
dụ, riêng nền Phật học Trung Hoa, có ít nhất 10 tông phái khác nhau: và mỗi
tông phái đều có tư tưởng và con đường tu tập chuyên môn. Đối với phạm trù thứ
nhất, tức lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta có thể chia thành hai hệ thống
tư tưởng bao quát và xuyên suốt như sau:
a) Tư
tưởng Phật giáo thời Nguyên thủy;
b) Tư
tưởng Phật giáo thời Phát triển.
Tư
tưởng Phật giáo thời Nguyên thủy được xây dựng trên nền tảng của gáo lý Duyên
khởi – Vô Ngã do chính Đức Phật dạy sau khi Ngài thành tựu quả vị giác ngộ tối
hậu. Nội dung chính của giáo lý này nói rằng tất cả pháp ( hiện hữu ) có mặt
trong ba cõi ( cõi dục – cõi sắc – và cõi vô sắc ) đều là sản phẩm của nghìn
trùng nhân duyên, chúng có mặt theo thể thức sinh thành, tồn tại, biến đổi, và
tan hoại ( thành, trụ, hoại, không );
hoặc theo vòng sinh khởi, hiện trụ, biến chuyển, và đoạn diệt ( sinh, trụ,dị, diệt ) của tâm thức. Cứ
như thế các pháp thuộc về tâm lý và vật lý sinh và diệt tùy thuận các nhân
duyên theo từng chu kỳ, gọi là vòng luân
hồi. Do vậy, những gì có mặt trong nguyên lý duyên khởi này đều vô thường và không hề có một bản ngã
cá biệt, hiện hữu một cách độc lập và vĩnh hằng. Đây là chân lý của thực tại mà
Đức Phật bảo là “ Dù Như Lai có xuất hiện
hay không xuất hiện thì nó vẫn là như thế”. Dựa trên nền tảng tư tưởng này,
người Phật tử xây dựng một nhân sinh quan cho đời sống tu tập của chính mình,
đấy là đời sống vô ngã, giải thoát: mục tiêu cuối cùng.
Tư
tưởng Phật giáo thời Phát triển, bắt nguồn từ triết học Bát- Nhã của Đại thừa,
và về sau được hình thành với hai hệ thống nổi bật đó là Trung quán và Duy thức. Cả hai hệ thống tư tưởng này đều có liên hệ
chặt chẽ với giáo lý Duyên khởi, hay nói cách khác đi, cả hai hệ thống tư tưởng
này đều xây dựng trên nền tảng của Duyên khởi. Tuy nhiên, mỗi hệ tư tưởng đều
có các khái niệm và diễn giải đặc thù. Tư tưởng Trung quán xiển dương học
thuyết về Tánh Không, trong khi Duy
thức nhấn mạnh đến khái niệm Tàng Thức. Ở
đây, học thuyết về Tánh Không nỗ lực giải minh rằng tự tính của các pháp là vô
ngã, không có thực tế, chúng là sự tựu thành của nhiều nhân duyên. Do đó, khi
thể nhập Tánh Không, Hành giả đồng thời
thể nhập thực tại vô ngã. Chúng ta nên
nhớ rằng, khái niệm Tánh Không vốn không phải là một phạm trù đối lập giữa có
và không, trái lại, chính nó là thực tại chân nguyên. Vì vậy, trong ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Phát triển, Tánh Không là
từ đồng nghĩa với Niết-bàn. Đối với triết học Duy Thức, khái niệm Tàng thức, là một học thuyết trọng yếu của hệ tư tưởng này, chỉ ra rằng tất cả khổ đau hay
hạnh phúc đều là sản phẩm của tâm phân biệt giữa ngã và pháp. Và sự phân biệt
này là căn để cửa phiền não, sinh tử, luân hồi. Do vậy, khi tu tập, Hành giả phải
rửa sạch mọi chấp thủ về tự ngã ( cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi )
để trở về với Tâm thức Thanh tịnh, bản nguyên vốn không phân biệt.
Từ
đây, cho thấy rằng điểm nhất quán trong giáo lý của Phật giáo, dù Nguyên thủy
hay Phát triển, đều chú trọng đến việc gội sạch tâm tham ái và chấp thủ để đạt đến cảng giới giải thoát thực tại, đấy là
cảnh giới của thực tại Vô Ngã - Niết-Bàn.
17/ Vậy niềm tin căn bản trong đạo
Phật là gì?
Người Phật tử được
khuyến khích đặt trọn niềm tin vào ba ngôi Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng, và lời dạy
( Chánh Pháp ) của Đức Phật được trình bày trong giáo lý về Bốn Chân lý. Nói một
cách bình dị hơn, người Phật tử cần phải tin vào các đạo lý căn bản, được triển
khai từ Bốn Chân lý, đó là nhân quả, nghiệp báo và nhất là tin vào khả năng giác ngộ, giải thoát của chính mình. Vì lẽ, nếu
chúng ta tự thân không tu tập, cải thiện những tâm thức và hành động xấu ác của
mình, thì chúng ta vẫn phải tiếp tục gánh chịu khổ đau. Ngược lại, nếu chúng ta
nỗ lực tu tập Chánh Pháp, thì chúng ta sẽ được an lạc giải thoát, tùy theo trình
độ thực tập của mình. Các đạo lý căn bản của đời sống này giúp chúng ta tránh xa các việc ác, làm các việc lành, giữ
tâm ý trong sạch để có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc; và xa hơn, là chuyển
hóa dòng nghiệp của đời này và đời sau.
18/ Thế nào là nhân quả và nghiệp báo?
( còn nữa )