Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

CM NANG                                         
                  CA NGƯỜI
                                          PHT T    (TT)

13/ Vậy, có sự khác biệt nào trong tiến trình giác ngộ giữa Nam tông và Bắc tông?

          Theo truyền thống, tiến trình giác ngộ và giải thoát của một vị Hành giả được cụ thể hóa qua bốn quả vị Thanh Văn. Bao gồm Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm và A-La-Hán. Đây là tiến trình giải thoát cụ thể, thông qua sự tu tập Hành giả từng bước đoạn trừ các phiền não mà  thuật ngữ Phật học gọi là 10 kiết sử ( sự dây trói buộc) bao gồm:
-         Thân Kiến
-         Hoài nghi
-         Giới cấm thủ
-         Dục
-         Sân
-         Hữu ái
-         Vô hữu ái
-         Mạn
-         Trạo cử vi tế
-         Vô minh vi tế
         Do vậy, về mặt tu tập và giải thoát, không có sự khác biệt giữa Nam tông và Bắc tông, dù khái niệm dùng để mô tả tiến trình này có thể khác nhau như mở rộng các quan niệm về cứu cánh và độ tha, ví dụ tiến trình của Đại thừa Thập địa Bồ Tát ( trong giáo lý Phát triển ), nhưng nội dung giải thoát vẫn giống nhau, có nghĩa là để được giác ngộ, giải thoát, Hành giả trên căn bản phải đoạn trừ các phiền não như đã đề cập trong 10 kiết sử.
         Tiến tình giải thoát và giác ngộ của một vị Thánh trong Phật giáo:

Tứ quả
Kiết sử ( dây phiền não )
Cần phải đoạn diệt
Vòng tái sinh
Dự lựu
( vào dòng Thánh)
Tu-Đà-Hoàn
Thân kiến, Nghi và Giới cấm thủ
( 3 kiến sử đầu tiên)
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc Trời
Nhất lai
Tư-Đà-Hàm)
Làm nguội thêm dục và sân ( hai kiến sử kế tiếp )
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi dục
Bất lai
( A-Na-Hàm )
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiến sử ở trên (Thân Kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
Arahant
A-La-Hán
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử: Hữu ái, Vô hữu ái, Mạn, Trạo cử và Vô minh
Giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi


14/ Có thể cho biết thêm chi tiết về tiến trình của Thập địa Bồ Tát?
        
         Mười địa của Bồ Tát trong Phật giáo phát triển bao gồm:
-         Hoan hỷ địa: An lạc khi vượt qua phiền não để bước vào Phật đạo.
-         Ly cấu địa: Vượt lên mọi phiền não, trạng thái tâm thuần tịnh;
-         Phát quang địa: Phát triển tuệ giác;
-         Diệm huệ địa: Tuệ giác chiếu sáng;
-         Cực nan thắng địa: Vượt qua những vi tế phiền não sau cùng;
-         Hiện tiền địa: Tuệ nhãn siêu việt nhị nguyên;
-         Viễn hành địa: Vượt lên trên mọi ý niệm tự ngã để cứu độ chúng sinh;
-         Bất động địa: Đạt đến quả vị không thối chuyển;
-         Thiện huệ địa: Tuệ giác phương tiện thiện xảo và đạt được mười thần lực;
-         Pháp vân địa:  Tự tại, giải thoát.
         Hành giả tu tập 10 Ba-La-Mật liên hệ đến 10 địa ở trên, bao gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, Phương tiện thiện xảo, Nguyện, Lực, Trí.

15/ Vậy thì kiểu mẫu lý tưởng ( ideal model ) cho đời sống của người tu tập giữa Nam tông và Bắc tông có khác nhau không?
        
         Chúng ta biết rằng mẫu người lý tưởng đóng một vai trò quan trong trong sự hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, tôn giáo hay không tôn giáo. Ở đây mẫu người lý tưởng giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển có khác nhau.

         Trong Phật giáo Nguyên thủy, mẫu người lý tưởng chính là hình ảnh của một bậc Thánh A-La-Hán, con người của sự rủ bỏ hết mọi cảm nhiểm ở đời, sống an lạc tỉnh thức  và tùy duyên hóa độ chúng sanh. Nhưng trong Phật giáo Phát triển, mẫu người lý tưởng  là hình ảnh của một vị Bồ-Tát người mang lý tưởng độ tha trong suốt cuộc hành trì tu tập. Ở đây lý tưởng độ tha hay hóa độ các chúng hữu tình ( nhiêu ích hữu tình) là một trách nhiệm mà một vị Bồ-Tát nguyện phụng hiến đời mình cho suốt cuộc hành trình tâm linh từ buổi sơ phát tâm ( phát nguyện) cho đến khi thành Phật. Do vậy, để thực hiện lý tưởng đô tha, một vị Bồ-Tát không ngừng tu tập và phát triển trí tuệ và Từ bi, vì trí tuệ và Từ Bi chính là sự nghiệp của một vị Bồ-tát hay là một vị Phật. Vả lại, để thực hiện lý tưởng độ tha của mình, một vị Bồ-Tát luôn phát nguyện đi vào thế gian, hiện muôn ngàn thân tướng của thế gian để làm lợi ích cho thế gian. Đây là lý do mà Phật giáo Phát triển luôn hiện đại hóa con đường thể nhập vào đời sống thực tế để thực hiện lý tưởng độ tha. Điều này, một cách nào đó, tạo nên sự khác biệt giữa các hình thức Phật giáo Nguyên thủy và Phát triển. Tuy nhiên, con đường thực hành của Bồ-Tát bao gồm các hạnh Ba-La-Mật như đã đề cập trên đây vẫn mang tính cách truyền thống.

16/  Xin cho biết có bao nhiêu hệ tư tưởng chính yếu trong đạo Phật?

         Vì trên thực tế, trong đạo Phật có hai phạm trù tư tưởng, tạm phân biệt như vậy. Thứ nhất là lịch sử tư tưởng như các nhà Phật học ( đặc biệt là học giả Theodor Stcherbatsky/ 1866-1942 ) đã phân định dựa theo các thời kỳ phát triển của lịch sử hay còn gọi là lịch sử phân kỳ của Phật giáo. Và thứ hai là lịch sử tư tưởng các tông phái của Phật giáo. Đối với phạm trù thứ hai, tức lịch sử tư tưởng các tông phái trong Phật giáo, chúng ta cần có thời gian để đi vào nghiên cứu từng tông phái một, chẳng hạn như Thiền tông, Tịnh độ tông, Thiên thai tông v.v…Ví dụ, riêng nền Phật học Trung Hoa, có ít nhất 10 tông phái khác nhau: và mỗi tông phái đều có tư tưởng và con đường tu tập chuyên môn. Đối với phạm trù thứ nhất, tức lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta có thể chia thành hai hệ thống tư tưởng bao quát và xuyên suốt như sau:
a)      Tư tưởng Phật giáo thời Nguyên thủy;
b)      Tư tưởng Phật giáo thời Phát triển.
         Tư tưởng Phật giáo thời Nguyên thủy được xây dựng trên nền tảng của gáo lý Duyên khởi – Vô Ngã do chính Đức Phật dạy sau khi Ngài thành tựu quả vị giác ngộ tối hậu. Nội dung chính của giáo lý này nói rằng tất cả pháp ( hiện hữu ) có mặt trong ba cõi ( cõi dục – cõi sắc – và cõi vô sắc ) đều là sản phẩm của nghìn trùng nhân duyên, chúng có mặt theo thể thức sinh thành, tồn tại, biến đổi, và tan hoại ( thành, trụ, hoại, không ); hoặc theo vòng sinh khởi, hiện trụ, biến chuyển, và đoạn diệt ( sinh, trụ,dị, diệt ) của tâm thức. Cứ như thế các pháp thuộc về tâm lý và vật lý sinh và diệt tùy thuận các nhân duyên theo từng chu kỳ, gọi là vòng luân hồi. Do vậy, những gì có mặt trong nguyên lý duyên khởi này đều vô thường và không hề có một bản ngã cá biệt, hiện hữu một cách độc lập và vĩnh hằng. Đây là chân lý của thực tại mà Đức Phật bảo là “ Dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện thì nó vẫn là như thế”. Dựa trên nền tảng tư tưởng này, người Phật tử xây dựng một nhân sinh quan cho đời sống tu tập của chính mình, đấy là đời sống vô ngã, giải thoát: mục tiêu cuối cùng.

         Tư tưởng Phật giáo thời Phát triển, bắt nguồn từ triết học Bát- Nhã của Đại thừa, và về sau được hình thành với hai hệ thống nổi bật đó là Trung quán và Duy thức. Cả hai hệ thống tư tưởng này đều có liên hệ chặt chẽ với giáo lý Duyên khởi, hay nói cách khác đi, cả hai hệ thống tư tưởng này đều xây dựng trên nền tảng của Duyên khởi. Tuy nhiên, mỗi hệ tư tưởng đều có các khái niệm và diễn giải đặc thù. Tư tưởng Trung quán xiển dương học thuyết về Tánh Không, trong khi Duy thức nhấn mạnh đến khái niệm Tàng Thức. Ở đây, học thuyết về Tánh Không nỗ lực giải minh rằng tự tính của các pháp là vô ngã, không có thực tế, chúng là sự tựu thành của nhiều nhân duyên. Do đó, khi thể nhập Tánh Không, Hành giả  đồng thời thể  nhập thực tại vô ngã. Chúng ta nên nhớ rằng, khái niệm Tánh Không vốn không phải là một phạm trù đối lập giữa có và không, trái lại, chính nó là thực tại chân nguyên. Vì vậy, trong ngôn ngữ kinh  điển của Phật giáo Phát triển, Tánh Không là từ đồng nghĩa với Niết-bàn. Đối với triết học Duy Thức, khái niệm Tàng thức, là một học thuyết trọng yếu của hệ tư tưởng này, chỉ ra rằng tất cả khổ đau hay hạnh phúc đều là sản phẩm của tâm phân biệt giữa ngã và pháp. Và sự phân biệt này là căn để cửa phiền não, sinh tử, luân hồi. Do vậy, khi tu tập, Hành giả phải rửa sạch mọi chấp thủ về tự ngã ( cái tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi ) để trở về với Tâm thức Thanh tịnh, bản nguyên vốn không phân biệt.

         Từ đây, cho thấy rằng điểm nhất quán trong giáo lý của Phật giáo, dù Nguyên thủy hay Phát triển, đều chú trọng đến việc gội sạch tâm tham ái và chấp thủ để  đạt đến cảng giới giải thoát thực tại, đấy là cảnh giới của thực tại Vô Ngã - Niết-Bàn.

17/  Vậy niềm tin căn bản trong đạo Phật là gì?

         Người Phật tử được khuyến khích đặt trọn niềm tin vào ba ngôi Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng, và lời dạy ( Chánh Pháp ) của Đức Phật được trình bày trong giáo lý về Bốn Chân lý. Nói một cách bình dị hơn, người Phật tử cần phải tin vào các đạo lý căn bản, được triển khai từ Bốn Chân lý, đó là nhân quả, nghiệp báo và nhất là tin vào khả năng giác ngộ, giải thoát của chính mình. Vì lẽ, nếu chúng ta tự thân không tu tập, cải thiện những tâm thức và hành động xấu ác của mình, thì chúng ta vẫn phải tiếp tục gánh chịu khổ đau. Ngược lại, nếu chúng ta nỗ lực tu tập Chánh Pháp, thì chúng ta sẽ được an lạc giải thoát, tùy theo trình độ thực tập của mình. Các đạo lý căn bản của đời sống này giúp chúng ta tránh xa các việc ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch để có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc; và xa hơn, là chuyển hóa dòng nghiệp của đời này và đời sau.  

18/ Thế nào là nhân quả và nghiệp báo?
                                                                                                                    ( còn nữa )

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Tu Học

HI NGH BI DƯỞNG HÀNH CHÁNH

                                                 GIA ĐÌNH PHT T TNH BÌNH ĐỊNH


                   Được sự chỉ đạo của Hòa Thượng trưởng ban Hướng Dẫn Phật tử, cùng sự nhất trí của Ban Trị Sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Định.
                  
                   Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT tỉnh Bình Định tổ chức HỘI NGHỊ PHỔ BIẾN CÁC VĂN KIỆN HÀNH CHÁNH GĐPT và TRIỂN KHAI NỘI QUY PHÂN BAN GĐPT – NỘI QUY HUYNH TRƯỞNG GĐPT. 

Địa điểm: Tại chùa Hiển Nam số 03 Trần Thị Kỷ - thành phố Quy Nhơn. 

Thành phần tham dự: - Thành viên BHD Phân ban GĐPT tỉnh Bình Định 
                                 - BĐH GĐPT các Huyện, Thị xã, Thành phố, H/Tr cấp Tấn – cấp Tín – cấp Tập - Gia trưởng – Liên Đoàn trưởng  - Liên Đoàn phó – Thư ký các đơn vị Gia đình trong toàn tỉnh.

          Thời gian 01 ngày, khai mạc lúc 08,00h ngày 26/10/2013 (22/9/Quý Tỵ)
Tát bạch
Cung thỉnh

Niệm Phật cầu gia bị

Lễ Gia đình
Mật niệm
Hòa Thượng trưởng ban HD Phật tử tỉnh, Cố vấn Hội nghị Ban đạo từ

Anh Phó trưởng ban kiêm chánh văn phòng, Phó ban tổ chức Hội nghị giảng bài Nguyên tắc tổ chức và điều hành một đơn vị GĐPT


Văn nghệ giải lao
Anh H/Tr cấp Tín Nguyên Bình Trần Văn Hùng giảng bài Tổ chức lễ lược trong GĐPT
 Cơm trưa

 Toàn khóa học chụp hình lưu niệm



 Giây thân ái



Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

CM NANG
CA NGƯỜI PHT TỬ        (TT)
                                                                                          
                   Tác giả KHẢI THIÊN
                   ( Tức Thầy Thích Tâm Thiện )
                                                                            
                   Sinh năm:  1970
                   Xuất gia năm 1976
                   Thọ giới Tỳ Kheo năm 1990
                   Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tôn giáo học tại Mỹ năm 2008; 
                                              
Ảnh Tác giả           
                                                                                

6/  Vậy Phật giáo là tôn giáo hay triết học?
           
            Câu hỏi rất bao quát. Vì lẽ, trên thế giới có nhiều tôn giáo và nhiều quan niệm về Thượng Đế, và mỗi tôn giáo đều có chủ trương và học thuyết khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát hóa các nhóm tôn giáo thế giới theo hai đặc tính căn bản đó là:
            a/ Tôn giáo tin rằng có sự hiện hữu của một ( độc thần giáo) hoặc nhiều (đa thần giáo) vị thần linh như Đấng Sáng Thế, Thượng Đế, hay Phạm Thiên v.v…Sáng tạo và làm chủ đời sống của con người và vạn vật.
            b/ Tôn giáo không tin rằng các vị thần linh sáng tạo, làm chủ và ngự trị cuộc sống của con người và vạn vật. Trong giới hạn của phân định này, thì Phật giáo là một tôn giáo không có mặt của Thượng Đế hữu ngã và độc tôn, nhưng có đầy đủ các chức năng của một tôn giáo- theo cách hiểu của ngành tôn giáo học hiện đại,- bao gồm: Các lĩnh vực khái niệm như ngôn ngữ, Kinh điển, biểu tượng; Các hình thức như nghi lễ, hành trì, tu tập; và các mối liên hệ chặt chẽ với xã hội. Mặt dù vậy, không ít người, xưa và nay, vẫn xem Phật giáo như một “ triết lý sống”, hay một “ triết lý của sự giác ngộ”;  và tất nhiên điều đó là hoàn toàn hợp lý cho mỗi cá nhân.

7/  Triết lý căn bản của Phật giáo là gì?  
            Triết lý căn bản của Phật giáo được Đức Phật giảng dạy trong pháp thoại đầu tiên của Ngài tại vườn Nai (Lộc Uyển) đó là bài pháp về Bốn Chân Lý ( Tứ Thánh Đế): Khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt của khổ đau, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau. Pháp thoại tiếp theo bài giảng đầu tiên này, Đức Phật dạy về Vô Ngã, tức là không có một ngã tính thường hằng bất biến trong sự hiện hữu của hợp thể năm uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành và thức): Hay nói khác đi, cả thế giới của tâm lý và vật lý đều không có ngã tính thường tại, vĩnh hằng. Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhớ rằng trên con đường đi đến giác ngộ, Đức Phật đã thiền quán sâu xa về chân lý Duyên Khởi; và chính trong dòng thiền quán này, Ngài đã giác ngộ toàn triệt và trở thành một vị Phật sau khi chặt đứt vòng nhân duyên khổ đau. Do đó, có thể nói triết lý căn bản của Phật giáo được gói trọn trong các giáo lý: Bốn Chân Lý, Duyên Khởi, và Vô Ngã.

8/  Nếu Phật giáo không phải là một tôn giáo thần quyền, vậy có thể xem Phật giáo là một tôn giáo khoa học hay một triết lý khoa học?

            Gọi như thế nào là tùy sở thích. Nhưng nên nhớ rằng, Phật giáo từ khởi thủy không có mục đích lý giải hay chứng minh các vấn đề thuộc khoa học như các ngành khoa học hiện đại. Phật giáo không đặt vấn đề nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, cũng không xu thế theo các lý giải của khoa học, dù rằng những điều do Đức Phật giảng dạy bao giờ cũng rất khoa học. Và sự thật là, khi khoa học càng phát triển, thì những tiến bộ của khoa học đã giúp ích rất nhiều trong việc giải minh các chủ đề tinh tế trong giáo lý của đạo Phật, nhất là trong các lĩnh vực thuộc tâm – vật lý học. có lẽ, đây là lý do mà ngày nay Phật giáo được phát triển nhanh chóng trong các nước tiên tiến, đặc biệt là các trường đại học tại châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề cốt tủy của Phật giáo, như được trình bày trong Bốn Chân Lý, là nhận diện nguyên nhân của khổ đau để chuyển hóa khổ đau thành an lạc, giải thoát. Trên thực tế, Phật giáo thường được gọi là tôn giáo của trí tuệ, như phương châm “ Duy Tuệ Thị Nghiệp” ( Lấy trí tuệ làm sự nghiệp ). Mặc dù vậy, Phật giáo chủ trương trí tuệ và tâm đại  bi phải luôn đi đôi với nhau. Do đó, nói cho đầy đủ, sự nghiệp của một vị Phật hay một vị Bồ Tát bao giờ cũng là trí tuệ và tâm đại bi.

9/  Nếu ngay từ đầu đạo Phật đã thiết lập một con đường cho sự giác ngộ và giải thoát, vậy tại sao lại có khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa?
            Có ba giai đoạn trong lịch sử Phật giáo: Nguyên Thủy, Tiểu thừa và Đại thừa. Nguyên thủy được tính khi Đức Phật còn tại thế đến sau khi Ngài diệt độ khoảng 100 năm. Và tiếp theo đó là sự phát triển các hệ thống tư tưởng của Tiểu thừa và Đại thừa. Nói chung khái niệm Tiểu thừa ( Chiếc xe nhỏ) và Đại thừa ( chiếc xe lớn) được hình thành trong qua trình phát triển lịch sử tư tưởng và triết học Phật giáo. Sự phát triển của hai truyền thống chính này được mở rộng thành 18 bộ phái theo lịch sử Phật giáo, tuy nhiên cả hai truyền thống này đều dựa trên các giáo lý căn bản như Bốn Chân Lý, Duyên Khởi và Vô Ngã. Mặt dù vậy, cả hai truyền thống này đều có những quan niệm và giải thích khác nhau về phương diện tu tập bản thân và các mối liên hệ xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, thì ngôn ngữ, tư tưởng và cuộc sống thực tế cũng phát triển; Đấy là lý do căn bản của sự phát sinh những kiến giải và quan niệm khác nhau của người đệ tử Phật. Nhất là, khi Đức Phật đã diệt độ hàng trăm năm và những lời dạy chân chất của Ngài, theo thời gian, đã bị bao phủ lên một lớp áo luận lý theo cách tân của xã hội. Ngày nay, người học Phật thường dùng khái niệm Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển để nói đến những khác biệc trong các hình thức Phật giáo.

10/  Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển khác nhau như thế nào?       

            Có thể tóm tắt một số khác biệt căn bản như sau:
            a/ Về ngôn ngữ, Phật giáo Nguyên thủy dùng kinh tạng Pali (Nam Phạn) gồm các kinh Nikaya làm nền tảng tu tập; Trong khi đó, Phật giáo Phát triển sử dụng các khinh Đại thừa thuộc ngữ hệ Sanskrit ( Bắc Phạn), Hán ngữ, và Tây Tạng ngữ ( Luận tạng) làm nền tảng.
            b/ Về tư tưởng, Phật giáo Nguyên thủy lấy giáo lý Duyên Khởi làm trọng tâm; trong khi Phật giáo Phát triển hình thành thêm hệ tư tưởng Trung quán và Duy thức trên nền tảng của Duyên Khởi; và sau cùng là sự ra đời của Kim Cang thừa, và còn gọi là Mật Tông, Mặt dù vậy, tất cả hệ tư tưởng trên không hề mâu thuẫn nhau.
            c/ Về Pháp môn tu tập, Phật giáo Nguyên thủy chuyên chú hành trì thiền định với các đề mục căn bản là Bốn Niệm Xứ ( Thân, Thọ, Tâm, Pháp); trong khi Phật giáo Phát triển mở rộng các hình thức tu tập theo nhiều tông phái bao gồm Thiền, Tịnh độ và Mật thừa. Mỗi tông phái lại có nhiều pháp môn ứng dụng khác nhau.

Phật giáo Nguyên thủy
Phật giáo Phát triển
Kinh tạng Pali / Nikaya
Kinh tạng Đại thừa
Gồm Sanskrit, Hàn ngữ, và Tây tạng ngữ
Duyên Khởi
Trung Quán – Duy Thức – Kim Cang thừa
Thiền Nguyên thủy
Thiền ( nhiều tông phái )
Tịnh độ - Mật thừa

11/  Ngoài Phật giáo Nguyên thủy và Phát triển, sao còn gọi là Nam tông và Bắc tông?

            Nam tông hay Bắc tông là tên gọi khác của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của cách gọi này nhằm chỉ vào phương sở truyền bá của hai truyền thống Phật giáo. Phật giáo Nam tông, tức là hệ Nguyên thủy, được truyền bá sâu rộng sang các nước phía Nam của Ấn Độ như Sri lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia…, Trong khi Phật giáo Bắc tông, tức là hệ Phát triển, lại được truyền bá sâu rộng sang các Quốc gia và vùng lãnh thổ ở hướng Bắc của Ấn Độ gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông cổ, Tây Tạng (TQ), Việt Nam…

12/  Về hình thức sinh hoạt, Nam tông và Bắc tông khác nhau như thế nào?

            Về hình thức, Nam tông vẫn duy trì hình thức sinh hoạt căn bản theo đúng truyền thống ngay từ thời Đức Phật. Chư Tăng Nam tông vận y phục màu vàng, ăn ngày một bữa, tụng kinh bằng ngôn ngữ Pali v.v. Tuy nhiên, điểm đặc sắc của các nước Phật giáo Nam tông là Tăng sĩ vận y phục giống nhau và tụng kinh giống nhau ( kinh tạng Pali ) nên chư tăng ở các nước khác nhau vẫn có thể tụng kinh chung một cách hòa quyện.
            Ngược lại Bắc tông không duy trì hình thức sinh hoạt nguyên thủy. Các nước Phật giáo Bắc tông tự điều chỉnh cách thức sinh hoạt căn bản trong đời sống tu tập hằng ngày và dựa vào phong tục, tập          quán, và văn hóa truyền thống, và nhu cầu xã hội của mỗi nước. Do đó, cách thức sinh hoạt của Tăng Ni theo Bắc tông không đồng nhất với nhau, tùy mỗi nước, mỗi ngôn ngữ, và mỗi truyền thống văn hóa bản địa. Tăng Ni theo Bắc tông, chẳng hạn, vận y phục có nhiều màu sắc và nhiều kiểu khác nhau, kinh điển thọ trì hằng ngày được chuyển dịch sang ngôn ngữ địa phương, ăn uống tùy theo sức khỏe, có thể ăn nhiều bữa trong ngày. Nói chung, Bắc tông vốn là mô thức Phật giáo Phát triển, do vậy vấn đề thích ứng với xã hội trở thành yếu tố hàng đầu trong việc truyền bá  Phật giáo.

13/ Vậy, có sự khác biệt nào trong tiến trình giác ngộ giữa Nam tông và Bắc tông 
                                                                                                                                        (còn nữa)

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

CM NANG
CA NGƯỜI PHT TỬ  

Bạn thân mến !

            Tôi và bạn là những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật, nhưng tôi có được duyên lành được đọc qua quyển CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬdưới hình thức vấn đáp tôi thấy rất cần cho những người mới học Phật như chúng ta trong bối cảnh đa văn hóa và nhiều truyền thống tôn giáo. Do vậy tôi lần lược ghi lại đây các chủ đề mà tập sách nầy đã giới thiệu mang tính cách căn bản nhằm giúp cho người Phật tử như chúng ta có một cái nhìn tổng quát về lời dạy của Đức Phật trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành .
           
            Mong bạn cũng có cùng suy nghĩ như tôi.

                 Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

1/ Phật giáo  và các tôn giáo khác giống nhau ở điểm nào?

            Phật giáo và các tôn giáo khác đều khuyến khích con người làm các việc lành, tránh xa những điều xấu ác, xây dựng đời sống đạo đức, biết yêu thương và phát triển các giá trị nhân phẩm cho chính tự thân và tha nhân, cho gia đình và xã hội.

2/ Phật giáo khác các tôn giáo ở điểm nào?

            Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chổ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng Đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng NGHIỆP LỰC cũng do chính mỗi con người tạo ra. Đức Phật dạy: “ Con người trở nên cao quý hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao quý hay đê hèn.” Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp ( những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật ) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoại trừ con người cá thể. Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của Đạo Phật là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, và đều có khả năng thành Phật. Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành riêng cho ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo Thần quyền khác.

3/ Tóm tắt lịch sử của Đức Phật?

            Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ cách đây hơn 2550 năm. Các nhà sử học hiện đại cho rằng Đức Phật đản sanh vào ngày trăng tròn tháng Vasak vào khoảng năm 625 trước Tây lịch tại vườn Lumbini (Lâm - Tỳ - Ni ). Ngài vốn là một Hoàng tử, tên Siddhartha ( Tất – Đạt – Đa), Con tai duy nhất của vua Suddhodana ( Tịnh Phạn ) và Hoành hậu Mahamaya ( Ma – Da ). Khi lớn lên, Ngài đã đính hôn với Công chúa Yasodhara ( Da – Du – Đà – La ) và hạ sanh một nam tử tên là Rahula ( La-Hầu-La ). Sau khi nhận thấy rõ chân tướng khổ đau của kiếp người sinh lão bệnh tử, Ngài đã quyết tâm vượt cung thành để tìm chân lý. Trải qua năm năm tìm thầy học đạo, sáu năm khổ hạnh trong rừng già, sau cùng Ngài đã thành đạo dưới cội Bồ đề sau bốn mươi chín ngày thiền định. Kể từ đó Ngài được gọi là Phât- con người đã giác ngộ, đã giải thoát vòng sinh tử luân hồi. Sau khi giác ngộ Ngài đã khởi sự truyền bá Chánh Pháp- giáo lý đưa đến sự giác ngộ, giải thoát – và xây dựng giáo đoàn Tăng- Già trong suốt bốn mươi chín năm. Ngài đã nhập Niết-bàn vào năm tám mươi tuổi dưới tang cây Sala tại Kusinava, vào khoản năm 543 trước Tây lịch.

4/ Yếu tính của đạo Phật?

            Theo truyền thống, đạo Phật được định nghĩa như sau: Đạo là con đường;  Phật là sự giác ngộ, giải thoát tối hậu. Do vậy, yếu tính của đạo Phật, như chính tên gọi bày tỏ, là con đường đưa đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

5/  Vậy phải chăng đạo Phật chủ trương lìa bỏ thế gian?

            Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni là người đã đạt được giác ngộ, giải thoát tối thượng, tức là Ngài đã thực thụ giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi ở độ tuổi trung niên. Thế nhưng Ngài vẫn ở lại thế gian thêm hơn bốn mươi năm nữa để truyền bá Chánh Pháp nhằm đem lại lợi ích cho thế gian.
            Ở đây có hai điểm mà bạn và tôi cần hiểu rõ:                                                        
           
            a/ Khái niệm giác ngộ: Trong đạo Phật được hiểu là sự tỉnh thức toàn diện về dòng vận hành của Duyên Khởi trong đời sống con người, bao gồm cả tâm lý và vật lý. Do năng lực tỉnh thức toàn diện này mà chúng ta có thể vượt qua các phiền não, nhiễm ô và kiến lập đời sống an lạc, hạnh phúc cho chính mình. Vả lại, năng lực tỉnh thức được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ thấp đến cao. Nên nhớ rằng một đời tu tập chưa hẳn đã tạo được cho mình một năng lực tỉnh thức toàn diện ( giác ngộ chân lý tuyệt đối ), vì nó còn tùy thuộc vào dòng nghiệp lực nhiều đời của mỗi cá thể.

            b/ Khái niệm giải thoát (moksha-vượt lên trên hay vượt ra khỏi ): Trong đạo Phật cũng vậy, nó bao hàm nhiều cấp độ khác nhau, từ việc nhỏ đến việc lớn. Khi nào chúng ta vượt ra khỏi những ràng buộc của các phiền não như tham lam, sân hận, si mê, chấp thủ… trong đời sống của chính mình thì khi đó mình được giải thoát. Cho đến khi nào tâm thức của mình hoàn toàn không bị chi phối bởi các phiền não đó thì mình sẽ thực sự hưởng thụ hương vị giải thoát. Thế nhưng, để đạt được sự giải thoát tối hậu đòi hỏi mình phải bứng tận gốc rễ của các phiền não trong tâm thức của mình một cách toàn triệt, vì chính các phiền não nhiễm ô là cái nhân của sinh tử luân hồi. Do vậy, nói khác đi, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi chính là giải thoát các phiền não nhiễm ô trong đời sống của chính mình, và đấy là khái niệm “ xuất thế” của đạo Phật. Nên nhớ rằng, để đạt được giải thoát mình không cần phải đi đâu hết mà trái lại mình cần phải tu tập ngay bây giờ và ở đây, ngay nơi con người này và tại thế giới này.

                                                                                                                   ( còn nữa )

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Kết quả điểm liên trại Lộc Uyển 35 và A Dục 8 2013


BHD PHẬT TỬ BÌNH ĐỊNH                                                          GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
  BHD PHÂN BAN GĐPT                                                                                       aaóbb
         --ù--
BI - TRÍ - DŨNG
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KẾT KHÓA 
LIÊN TRẠI LỘC UYỂN 35 VÀ A DỤC 8 BÌNH ĐỊNH 2013
* TRẠI SINH LỘC UYỂN
Số Họ và Tên Năm Sinh Pháp Danh Đơn vị GĐPT ĐIỂM THI CÁC MÔN Kết quả Ghi chú
Nam Nữ Nhập   Kết  Thực  Sinh  Tinh  T/Cộng
khóa khóa tập hoạt thần
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Nguyễn thị Hậu 1997 Thị Lượng Huệ Pháp 10 21 15 8 3 57 Chưa có B/Kiên
2 Nguyễn thị Xuân Xanh 1997 Thị Hồng // 11 16 14 8 3 52 nt
3 Phạm thị Hồng 1995 Thị Hạnh // 12 21 10 8 3 54 nt
4 Cù Thanh Vi 1992 Thị Kỳ // 15 0 0 0 4 19 GĐ 2 vắng
5 Lê Thùy Duyên 1997 Nhuận Lành Hiển Nam 11 21 14 8 3 57 Chưa ảnh- B/Kiên
6 Lê thị Xuân Giang 1997 Nhuận Trường // 12 30 14 8 3 67 nt
7 Nguyễn Thanh Quân 1993 Nhuận Anh // 12 26 13 8 3,5 62,5 nt
8 Nguyễn thị Minh Thư 1997 Vạn Tâm // 16 30 13 8 4 71 nt
9 Lê Đình Bảo 1997 Vạn Quí Kỳ Hoàn 17 20,50 0 8 3 48,5 Chưa có B/Kiên
10 Võ thị Thanh Dung 1996 Quảng Ngôn // 14 0 0 0 3 17 GĐ 2 vắng
11 Hoàng Cao Tấn Phát 1990 Quảng Đạt // 17 26 14 8 4 69 Chưa có B/Kiên
12 Liễu Phước Huy 1997  Quảng Phúc // 17 22 15 8 3 65 đủ
13 Trần thị Kim Phụng 1956 Quảng Hiến Liên Hoa 15 27 15 8 5 70 Chưa có B/Kiên
14 Tống thị Sen 1969 Minh Hoa            // 10 22 15 8 5 60 Chưa ảnh- B/Kiên
15 Nguyễn Tường Lâm 1992 Quảng Tường // 15 27 12 8 3,5 65,5 Chưa ảnh- B/Kiên
16 Bùi Trung Toàn 1997 Quảng Thiện // 13 26 14 8 3 64 nt
17 Nguyễn Việt Huy 1997 Đồng Hoàng Chơn truyền 12 21 14 8 3 58 Chưa có B/Kiên
18 Nguyễn thị Thúy Hồng 1997 Đồng Hạnh // 12 22 15 8 3,5 60,5 đủ
19 Vương thị Lưu 1996 Đồng Ly // 13 16 14 8 3,5 54,5 Chưa có B/Kiên
20 Phan thị Thu Chung 1997 Đồng Thủy // 19 0 0 0 3,5 22,5 GĐ 2 vắng
21 Tai Hồng Nguyệt Quế 1999 Đồng Lâm // 16 0 0 0 3,5 19,5 GĐ 2 vắng
22 Tạ Thu Yên 1999 Đồng Lành            // 15 30 16 8 3,5 72,5 Chưa có B/Kiên
23 Võ Hữu Nghĩa 1998 Sơn Trí Hội Q/Thắng 14 16 12 8 4 54 nt
24 Trần Lan Anh 1998 Nhật Minh Bửu Lâm 18 20 14 8 3,5 63,5 Chưa ảnh- B/Kiên
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
25 Đổ Thế Công 1998 Nhật Quá // 14 0 0 0 3,5 17,5 GĐ 2 vắng
26 Nguyễn thị Cẩm Lệ 1997 Nhật Thủy Bửu Lâm 15 19 16 8 3,5 61,5 Chưa B/Kiên
27 Nguyễn thị Hồng Nhung 1996 Nhật Nguyệt // 14 17 12 8 3,5 54,5 nt
28 Trần Tiến Chiêu 1998 Nhật Thức // 12 30 0 8 3 53 nt
29 Nguyễn thị Uyên Thuy 1998 Nhật Phú // 18 17 0 8 3 46 nt
30 Phạm thị Ngọc 1998 Đồng Cẩm Huệ Pháp 11 18,50 13 8 3,5 54 Tất cả đều không
31 Nguyễn Bảo Tuấn 1991 Quảng Tú // 13 0 0 0 3,5 16,5 GĐ 2 vắng
32 Võ Quốc Sỹ 1998 Thiên Lực Thiên Tôn 9 16 0 8 4 37 Chưa có B/Kiên
33 Huỳnh thị kim Loan 1999 Quảng Loan // 12 22 14 8 4 60 nt
34 Bùi thị Tuyền 1993 Thị Khê Nguyễn Huệ 18 0 0 0 3,5 21,5 GĐ 2 vắng
35 Phạm thị Trường 1996 Thị Chương          // 12 0 0 0 3,5 15,5 GĐ 2 vắng
36 Cao thị Thạnh 1993 Như Hoài Nghĩa Lâm 12 0 0 0 4 16 GĐ 2 vắng
37 Phan Minh Tuấn 1997 Như Tú // 6 19 14 8 3 50 Chưa có B/Kiên
38 Huỳnh Văn Anh 1993 Như Dũng           // 9 18 13 8 3,5 51,5 Chưa ảnh-Kiên
39 Huỳnh Quang Phúc 1997 Quang Đức Phước Sơn 21 15 12 8 3,5 59,5 đủ
40 Trần Ng: Hiền Khanh 1998 Quang Khang // 13 19 14 8 3,5 57,5 đủ
41 Nguyễn thị Hồng Thắm 1997 Quang Hồng // 7 0 0 0 3,5 10,5 GĐ 2 vắng
42 Nguyễn Việt Hoàng 1997 Quang Hoàng // 10 0 0 0 3,5 13,5 GĐ 2 vắng
43 Nguyễn Tuấn Anh 1996 Quang Tuấn // 9 18 14 8 4 53 đủ
44 Nguyễn thị Kim Đào 1997 Quang Tạo // 12 21 16 8 3 60 đủ
45 Trần Phương Thảo 1997 Quang Thảo // 13 27 17 8 3 68 Chưa có B/Kiên
46 Võ thị Anh Thư 1997 Quang Thư // 14 0 0 0 3 17 GĐ 2 vắng
47 Nguyễn thị Hồng Sen 1998 Quang Hồng // 16 23 15 8 3 65 Chưa có B/Kiên
48 Trần thị Út 1996 Đồng nguyện Chơn truyền 0 20 14 0 0 20 GĐ 1 vắng
49 Huỳnh thị Nga 1996 Như Ngân Nghĩa Lâm 0 25 0 0 0 25 GĐ 1 vắng
50 Văn thị Lý 1998 Đồng Diệu Huệ Pháp 0 19 0 0 0 19 GĐ 1 vắng
Tổng số: 50 trại sinh ; trong đó 19 Nam - 31 Nữ
* PHÚC KHẢO: Phải có đơn xin phúc khảo và chỉ nhận phúc khảo với các trại sinh chênh lệch điểm đậu 1(một) điểm
                           Thời gian nhận đơn phúc khảo kể từ khi thông báo điểm đến 15 ngày sau.
                           Trại sinh nào còn thiếu thủ tục như phần ghi chú đã ghi thì gởi gấp về cho BHD để kịp làm chứng chỉ
PL.2557 Quy nhơn, ngày      tháng     năm 2013
Người lập biểu Ban Quản Trại
BHD PHẬT TỬ BÌNH ĐỊNH                                                          GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
  BHD PHÂN BAN GĐPT                                                                                        aaóbb
        --ù--
BI - TRÍ - DŨNG
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KÉT KHÓA
LIÊN TRẠI LỘC UYỂN 35 VÀ A DỤC 8 BÌNH ĐỊNH 2013
* TRẠI SINH A DỤC
Số Họ và Tên Năm Sinh Pháp Danh Đơn vị GĐPT ĐIỂM THI CÁC MÔN T/cộng Kết quả Ghi chú
Nam Nữ Nhập  Kết  Thực  Sinh  Tinh 
khóa khóa tập hoạt thần
A B 1 2 3 4 5 6 7 10 9 10 11 12
1 Lương Tam Sơn 1963 Nguyên Tịnh Hiển Nam 17 30 14 10 4 75 Chưa ảnh,B/Trì, CC L/uyển
2 Đỗ thị Anh Đài 1992 Nhuận Liên // 14 32 14 6,5 2 68,5 nt
3 Võ thị Minh Phượng 1992 Nhuận Phụng // 16 0 0 5 2 23 Gđ 2 vắng
4 Phạm Nguyễn Kim Thoa 1992  Nhuận Giao // 13 29 13 10 2 67 Chưa ảnh,B/Trì, CC L/uyển
5 Hà thị Bích Hồng 1992  Nhuận Hoa // 14 26 13 8 3 64 Chưa ảnh,B/Trì, CC L/uyển
6 Chế Trọng Minh Đức 1997 Quảng Phổ Kỳ Hoàn 17 0 0 5 3 25 Gđ 2 vắng
7 Nguyễn thị Tường Vy 1994 Chúc Hoa // 16 30 13 10 3 72 Thiếu cc B/Trì
8 Đào Hồng Phú 1989 Quảng Cường // 18 38 16 10 3 85 nt
9 Đỗ Tiến Nghi 1993 Quảng Tiến // 14 28,50 15 10 4 71,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
10 Nguyễn Đình Hậu 1986 Hữu Lai Phú Thọ 16 20 14 10 3,5 63,5 nt
11 Lê Quỳnh Ngọc Đoàn 1987 Vạn Quý // 16 29,50 13 10 3 71,5 ( KN )
12 Phạm thị Thu Nghiêm 1996 Thánh Đoan // 15 28 16 10 4 73 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
13 Nguyễn Đại Nghiệp 1995 Hữu Sự // 17 17,50 14 10 3,5 62 nt
14 Trần Minh Trưng 1996 Hữu Trung // 16 0 0 10 2 28 Gđ 2 vắng
15 Ngô thị Lệ Nhất 1996 Thánh Lệ // 15 23,50 13 10 2 63,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
16 Nguyễn Đức Phúc  1972 Vạn Đức Phước Hưng 14 18,50 0 3,5 2 38 Thiếu tất cả
17 Tạ Hồng Hải Yến 1997 Đồng Hải Chơn Truyền 13 18,50 12 10 3,5 57 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
18 Dương thị Phương Ngân 1996 Sơn Hồng Hội Q/Thắng 15 19 12 10 3,5 59,5 Thiếu ccL/U + B/Trì
19 Võ thị Diễm My 1996 Sơn Hòa // 17 0 0 5 3,5 25,5 Gđ 2 vắng
20 Lê Nga Như Kiều 1996 Sơn Tùng // 17 22 13 10 3,5 65,5 Thiếu ccL/U + B/Trì
21 Trương Thanh Vương 1996 Sơn Minh // 18 0 0 10 3,5 31,5 Gđ 2 vắng
22 Nguyễn Thanh Anh Thiết 1995 Sơn Trang // 10 18 14 10 3,5 55,5 Thiếu ccL/U + B/Trì
23 Huỳnh Văn Nhân 1985 Nhựt Nhơn Bứu Lâm 9 19 14 10 3 55 Thiếu cc B/Trì
24 Nguyễn Ngọc Quý 1993 Nhựt Sương // 11 26 15 10 3 65 Thiếu cc B/Trì
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
25 Phan thị Kim Lành 1996 Nhựt Hiền // 16 20 15 10 3 64 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
26 Nguyễn thi Ngọc Mỹ 1995 Nhựt Lệ Bứu Lâm 15 0 0 5 3 23 Gđ 2 vắng
27 Trần thị Khâm 1940 Diệu Minh Thiên Tôn 24 21 13 10 3 71 73 tuổi
28 Mạc thị Lan 1950 Diệu Huệ // 23 5 13 7,5 3 51,5 63 tuổi
29 Nguyễn thi Triều Cư 1995 Quảng Cư // 17 23 13 10 3 66 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
30 Ngô thị Thanh Hiển 1996 Quảng Hiển // 0 0 0 3 3 Gđ 2 vắng
31 Trương Thị Liên 1996 Quảng Liên // 17 19,50 17 10 3 66,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
32 Võ thị Mỹ Hảo 1998 Quảng Hoàn // 16 15 16 10 3 60 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
33 Phan thị Trúc My 1996 Quảng My // 0 23,50 15 5 3 46,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
34 Đoàn thị Phương Thảo 1994 Quảng Thảo // 13 21 15 10 3 62 Thiếu ccL/U + B/Trì
35 Nguyễn thị Báu 1963 Quảng Bảo Mỹ Sơn 13 14 13 10 3,5 53,5  50 tuổi
36 Trần thị Nga 1970 Đức Nhân // 14 17,50 13 5 3,5 53 Thiếu đơn+ccL/U+ccB/Trì
37 Đổ thị Hằng 1995 Quảng Hà // 17 24 13 5 3,5 62,5 Thiếu đơn+ccL/U+ccB/Trì
38 Võ thị Thu Thủy 1993 Nhuận Mãn Linh Sơn 14 25 15 7,5 3 64,5 Thiếu đơn+ccB/Trì
39 Trần thị Tám 1957 Thiện Ngọc Vĩnh Lộc 11 13 13 10 3,5 50,5 56 tuổi
40 Nguyễn thị Bi 1969 Quảng Từ // 12 24 14 10 3,5 63,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
41 Nguyễn thị Trí 1962 Nhật Huệ // 15 16 14 10 3,5 58,5 51 tuỏi
42 Trần Văn Mến 1982 Đức Hùng Thiên Phước 24 0 0 3,5 27,5 Gđ 2 vắng
43 Nguyễn Trọng Toàn 1996 Thiện Hảo // 23 0 0 3,5 26,5 Gđ 2 vắng
44 Nguyễn thị Huyền Trang 1997 Nhuận Nghiêm // 15 0 0 5 3,5 23,5 Gđ 2 vắng
45 Nguyễn Hồ Hạnh Phúc 1995 Đức Thịnh // 11 0 0 5 3,5 19,5 Gđ 2 vắng
46 Nguyễn Phi Lân 1996 Vạn Toàn // 16 0 0 5 3,5 24,5 Gđ 2 vắng
47 Nguyễn thị Nhung 1979 Như Liễu Nghĩa Lâm 18 16 0 3 4 41 Thiếu cc B/Trì
48 Phạm thị Thu Hiền 1984 Như Hòa // 16 18 13 10 3,5 60,5 Thiếu cc B/Trì
49 Nguyễn Chí Nhật 1992 Như Ký // 14 26 16 10 3 69 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
50 Phạm thị Bích Phương 1996 Như Thập // 16 16 14 7,5 2,5 56 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
51 Bùi Văn Nguyện 1987 Như Đạt // 14 22,50 13 8 3 60,5 Thiếu cc B/Trì
52 Mai Anh Nguyên 1995 Như Thái // 14 20 14 10 2,5 60,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
53 Phan thị Ánh Tuyết 1980 Như Xuân // 12 14,50 14 7,5 4 52 Thiếu cc B/Trì
54 Trần Văn Đông 1985 Như Độ // 14 16 13 5 3,5 51,5 Thiếu cc B/Trì
55 Lê thị Xuyến 1996 Như Sao // 16 17 13 7,5 3 56,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
56 Phạm Nhật Thành 1985 Như Thuộc // 15 21,50 13 10 3 62,5 Thiếu cc B/Trì
57 Võ Thế Đông 1988 Quang Nam Phước Sơn 9 21,50 14 10 3 57,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
58 Võ Tuấn Kiệt 1996 Quang Tuấn // 10 29,50 13 10 2,5 65 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
59 Nguyễn Đình Nguyên 1996 Quang Nhung // 11 8 14 10 2,5 45,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
60 Lê Bá Nhựt 1996 Quang Hạ // 15 0 0 5 2,5 22,5 Gđ 2 vắng
61 Cao thị Bích Thư 1996 Quang Thơ // 12 20 16 10 2,5 60,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
62 Huỳnh thị Mỹ Diệu 1996 Quang Phát // 17 25 15 10 2,5 69,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
63 Nguyễn thị Ngọc Liễu 1996 Quang Giải // 17 25 14 10 2,5 68,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
64 Văn thị Ái Miên 1996 Quang Ái // 17 26 16 10 2,5 71,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
65 Văn thị Ngọc Nga 1997 Quang Thiên // 16 19 16 10 3 64 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
66 Nguyễn thị Lệ Hằng 1996 Quang Nga // 15 20 15 10 3 63 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
67 Nguyễn thị Mỹ Nương 1996 Quang Hạnh // 17 15,50 16 10 2,5 61 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
68 Trần thị Hiền Nhơn 1996 Quang Hiền // 14 16 17 10 2,5 59,5 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
69 Nguyễn Thế Vân 1954 Quang Thắng // 25 25 15 6,5 0 71,5 59 tuỏi
70 Văn thị Ngọc Trâm 1995 Quang Anh // 0 21 17 5 3 46 L/U 34/2012+T B/Trì ( KN )
71 Lương thị Giám 1941 Như Xuân Phổ Quang 24 0 0 3,5 5 32,5 Gđ 2 vắng  72 tuôi
72 Võ thị Lý 1944 Đồng Sự // 23 0 0 3,5 5 31,5 Gđ 2 vắng   69 tuổi
73 Bùi thị Biên 1950 Vạn Tế // 0 0 0 5 5 10 Gđ 2 vắng   63 tuổi
74 Trần thị Kim Phụng 1956 Quảng Hiên Liên Hoa 30,50 30,5 Học L/U thi A Duc 57 tuổi
75 Nguyễn Trung Hiếu 1997 Quang Nghĩa Phước Sơn 0 25,50 0 5 0 30,5 GĐ 1 vắng
76 Nguyễn Như Ý 1995 Đồng Văn Chơn Truyền 0 20,50 0 5 0 25,5 nt
77 Võ thị Bích Nguyệt 1959 Quảng Hải Hải Long 0 12 0 5 0 17 nt ( 54 tuổi)
78 Nguyễn Nguyệt Ảnh 1996 Như Hiện Nghĩa Lâm 0 14 0 5 0 19 nt
79 Phạm thị Mỹ Phụng 1979 Như Lan // 0 16 0 5 0 21 nt
Tổng số: 79 thí sinh; Trong đó:  27 Nam; 54 Nữ
* PHÚC KHẢO: Phải có đơn xin phúc khảo và chỉ nhận phúc khảo với các trại sinh chênh lệch điểm đậu 1(một) điểm
                           Thời gian nhận đơn phúc khảo kể từ khi thông báo điểm đến 15 ngày sau.
                           Trại sinh nào còn thiếu thủ tục như phần ghi chú đã ghi thì gởi gấp về cho BHD để kịp làm chứng chỉ
PL. 2557 Quy Nhơn, ngày        tháng      năm  2013
Người lập biểu Ban Quản Trại