Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

CM NANG
CA NGƯỜI PHT TỬ        (TT)
                                                                                          
                   Tác giả KHẢI THIÊN
                   ( Tức Thầy Thích Tâm Thiện )
                                                                            
                   Sinh năm:  1970
                   Xuất gia năm 1976
                   Thọ giới Tỳ Kheo năm 1990
                   Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tôn giáo học tại Mỹ năm 2008; 
                                              
Ảnh Tác giả           
                                                                                

6/  Vậy Phật giáo là tôn giáo hay triết học?
           
            Câu hỏi rất bao quát. Vì lẽ, trên thế giới có nhiều tôn giáo và nhiều quan niệm về Thượng Đế, và mỗi tôn giáo đều có chủ trương và học thuyết khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát hóa các nhóm tôn giáo thế giới theo hai đặc tính căn bản đó là:
            a/ Tôn giáo tin rằng có sự hiện hữu của một ( độc thần giáo) hoặc nhiều (đa thần giáo) vị thần linh như Đấng Sáng Thế, Thượng Đế, hay Phạm Thiên v.v…Sáng tạo và làm chủ đời sống của con người và vạn vật.
            b/ Tôn giáo không tin rằng các vị thần linh sáng tạo, làm chủ và ngự trị cuộc sống của con người và vạn vật. Trong giới hạn của phân định này, thì Phật giáo là một tôn giáo không có mặt của Thượng Đế hữu ngã và độc tôn, nhưng có đầy đủ các chức năng của một tôn giáo- theo cách hiểu của ngành tôn giáo học hiện đại,- bao gồm: Các lĩnh vực khái niệm như ngôn ngữ, Kinh điển, biểu tượng; Các hình thức như nghi lễ, hành trì, tu tập; và các mối liên hệ chặt chẽ với xã hội. Mặt dù vậy, không ít người, xưa và nay, vẫn xem Phật giáo như một “ triết lý sống”, hay một “ triết lý của sự giác ngộ”;  và tất nhiên điều đó là hoàn toàn hợp lý cho mỗi cá nhân.

7/  Triết lý căn bản của Phật giáo là gì?  
            Triết lý căn bản của Phật giáo được Đức Phật giảng dạy trong pháp thoại đầu tiên của Ngài tại vườn Nai (Lộc Uyển) đó là bài pháp về Bốn Chân Lý ( Tứ Thánh Đế): Khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt của khổ đau, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau. Pháp thoại tiếp theo bài giảng đầu tiên này, Đức Phật dạy về Vô Ngã, tức là không có một ngã tính thường hằng bất biến trong sự hiện hữu của hợp thể năm uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành và thức): Hay nói khác đi, cả thế giới của tâm lý và vật lý đều không có ngã tính thường tại, vĩnh hằng. Tuy nhiên chúng ta cũng nên nhớ rằng trên con đường đi đến giác ngộ, Đức Phật đã thiền quán sâu xa về chân lý Duyên Khởi; và chính trong dòng thiền quán này, Ngài đã giác ngộ toàn triệt và trở thành một vị Phật sau khi chặt đứt vòng nhân duyên khổ đau. Do đó, có thể nói triết lý căn bản của Phật giáo được gói trọn trong các giáo lý: Bốn Chân Lý, Duyên Khởi, và Vô Ngã.

8/  Nếu Phật giáo không phải là một tôn giáo thần quyền, vậy có thể xem Phật giáo là một tôn giáo khoa học hay một triết lý khoa học?

            Gọi như thế nào là tùy sở thích. Nhưng nên nhớ rằng, Phật giáo từ khởi thủy không có mục đích lý giải hay chứng minh các vấn đề thuộc khoa học như các ngành khoa học hiện đại. Phật giáo không đặt vấn đề nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, cũng không xu thế theo các lý giải của khoa học, dù rằng những điều do Đức Phật giảng dạy bao giờ cũng rất khoa học. Và sự thật là, khi khoa học càng phát triển, thì những tiến bộ của khoa học đã giúp ích rất nhiều trong việc giải minh các chủ đề tinh tế trong giáo lý của đạo Phật, nhất là trong các lĩnh vực thuộc tâm – vật lý học. có lẽ, đây là lý do mà ngày nay Phật giáo được phát triển nhanh chóng trong các nước tiên tiến, đặc biệt là các trường đại học tại châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề cốt tủy của Phật giáo, như được trình bày trong Bốn Chân Lý, là nhận diện nguyên nhân của khổ đau để chuyển hóa khổ đau thành an lạc, giải thoát. Trên thực tế, Phật giáo thường được gọi là tôn giáo của trí tuệ, như phương châm “ Duy Tuệ Thị Nghiệp” ( Lấy trí tuệ làm sự nghiệp ). Mặc dù vậy, Phật giáo chủ trương trí tuệ và tâm đại  bi phải luôn đi đôi với nhau. Do đó, nói cho đầy đủ, sự nghiệp của một vị Phật hay một vị Bồ Tát bao giờ cũng là trí tuệ và tâm đại bi.

9/  Nếu ngay từ đầu đạo Phật đã thiết lập một con đường cho sự giác ngộ và giải thoát, vậy tại sao lại có khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa?
            Có ba giai đoạn trong lịch sử Phật giáo: Nguyên Thủy, Tiểu thừa và Đại thừa. Nguyên thủy được tính khi Đức Phật còn tại thế đến sau khi Ngài diệt độ khoảng 100 năm. Và tiếp theo đó là sự phát triển các hệ thống tư tưởng của Tiểu thừa và Đại thừa. Nói chung khái niệm Tiểu thừa ( Chiếc xe nhỏ) và Đại thừa ( chiếc xe lớn) được hình thành trong qua trình phát triển lịch sử tư tưởng và triết học Phật giáo. Sự phát triển của hai truyền thống chính này được mở rộng thành 18 bộ phái theo lịch sử Phật giáo, tuy nhiên cả hai truyền thống này đều dựa trên các giáo lý căn bản như Bốn Chân Lý, Duyên Khởi và Vô Ngã. Mặt dù vậy, cả hai truyền thống này đều có những quan niệm và giải thích khác nhau về phương diện tu tập bản thân và các mối liên hệ xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, thì ngôn ngữ, tư tưởng và cuộc sống thực tế cũng phát triển; Đấy là lý do căn bản của sự phát sinh những kiến giải và quan niệm khác nhau của người đệ tử Phật. Nhất là, khi Đức Phật đã diệt độ hàng trăm năm và những lời dạy chân chất của Ngài, theo thời gian, đã bị bao phủ lên một lớp áo luận lý theo cách tân của xã hội. Ngày nay, người học Phật thường dùng khái niệm Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển để nói đến những khác biệc trong các hình thức Phật giáo.

10/  Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển khác nhau như thế nào?       

            Có thể tóm tắt một số khác biệt căn bản như sau:
            a/ Về ngôn ngữ, Phật giáo Nguyên thủy dùng kinh tạng Pali (Nam Phạn) gồm các kinh Nikaya làm nền tảng tu tập; Trong khi đó, Phật giáo Phát triển sử dụng các khinh Đại thừa thuộc ngữ hệ Sanskrit ( Bắc Phạn), Hán ngữ, và Tây Tạng ngữ ( Luận tạng) làm nền tảng.
            b/ Về tư tưởng, Phật giáo Nguyên thủy lấy giáo lý Duyên Khởi làm trọng tâm; trong khi Phật giáo Phát triển hình thành thêm hệ tư tưởng Trung quán và Duy thức trên nền tảng của Duyên Khởi; và sau cùng là sự ra đời của Kim Cang thừa, và còn gọi là Mật Tông, Mặt dù vậy, tất cả hệ tư tưởng trên không hề mâu thuẫn nhau.
            c/ Về Pháp môn tu tập, Phật giáo Nguyên thủy chuyên chú hành trì thiền định với các đề mục căn bản là Bốn Niệm Xứ ( Thân, Thọ, Tâm, Pháp); trong khi Phật giáo Phát triển mở rộng các hình thức tu tập theo nhiều tông phái bao gồm Thiền, Tịnh độ và Mật thừa. Mỗi tông phái lại có nhiều pháp môn ứng dụng khác nhau.

Phật giáo Nguyên thủy
Phật giáo Phát triển
Kinh tạng Pali / Nikaya
Kinh tạng Đại thừa
Gồm Sanskrit, Hàn ngữ, và Tây tạng ngữ
Duyên Khởi
Trung Quán – Duy Thức – Kim Cang thừa
Thiền Nguyên thủy
Thiền ( nhiều tông phái )
Tịnh độ - Mật thừa

11/  Ngoài Phật giáo Nguyên thủy và Phát triển, sao còn gọi là Nam tông và Bắc tông?

            Nam tông hay Bắc tông là tên gọi khác của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của cách gọi này nhằm chỉ vào phương sở truyền bá của hai truyền thống Phật giáo. Phật giáo Nam tông, tức là hệ Nguyên thủy, được truyền bá sâu rộng sang các nước phía Nam của Ấn Độ như Sri lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia…, Trong khi Phật giáo Bắc tông, tức là hệ Phát triển, lại được truyền bá sâu rộng sang các Quốc gia và vùng lãnh thổ ở hướng Bắc của Ấn Độ gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông cổ, Tây Tạng (TQ), Việt Nam…

12/  Về hình thức sinh hoạt, Nam tông và Bắc tông khác nhau như thế nào?

            Về hình thức, Nam tông vẫn duy trì hình thức sinh hoạt căn bản theo đúng truyền thống ngay từ thời Đức Phật. Chư Tăng Nam tông vận y phục màu vàng, ăn ngày một bữa, tụng kinh bằng ngôn ngữ Pali v.v. Tuy nhiên, điểm đặc sắc của các nước Phật giáo Nam tông là Tăng sĩ vận y phục giống nhau và tụng kinh giống nhau ( kinh tạng Pali ) nên chư tăng ở các nước khác nhau vẫn có thể tụng kinh chung một cách hòa quyện.
            Ngược lại Bắc tông không duy trì hình thức sinh hoạt nguyên thủy. Các nước Phật giáo Bắc tông tự điều chỉnh cách thức sinh hoạt căn bản trong đời sống tu tập hằng ngày và dựa vào phong tục, tập          quán, và văn hóa truyền thống, và nhu cầu xã hội của mỗi nước. Do đó, cách thức sinh hoạt của Tăng Ni theo Bắc tông không đồng nhất với nhau, tùy mỗi nước, mỗi ngôn ngữ, và mỗi truyền thống văn hóa bản địa. Tăng Ni theo Bắc tông, chẳng hạn, vận y phục có nhiều màu sắc và nhiều kiểu khác nhau, kinh điển thọ trì hằng ngày được chuyển dịch sang ngôn ngữ địa phương, ăn uống tùy theo sức khỏe, có thể ăn nhiều bữa trong ngày. Nói chung, Bắc tông vốn là mô thức Phật giáo Phát triển, do vậy vấn đề thích ứng với xã hội trở thành yếu tố hàng đầu trong việc truyền bá  Phật giáo.

13/ Vậy, có sự khác biệt nào trong tiến trình giác ngộ giữa Nam tông và Bắc tông 
                                                                                                                                        (còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét