Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

CM NANG
CA NGƯỜI PHT TỬ  

Bạn thân mến !

            Tôi và bạn là những Phật tử sơ phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật, nhưng tôi có được duyên lành được đọc qua quyển CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬdưới hình thức vấn đáp tôi thấy rất cần cho những người mới học Phật như chúng ta trong bối cảnh đa văn hóa và nhiều truyền thống tôn giáo. Do vậy tôi lần lược ghi lại đây các chủ đề mà tập sách nầy đã giới thiệu mang tính cách căn bản nhằm giúp cho người Phật tử như chúng ta có một cái nhìn tổng quát về lời dạy của Đức Phật trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành .
           
            Mong bạn cũng có cùng suy nghĩ như tôi.

                 Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

1/ Phật giáo  và các tôn giáo khác giống nhau ở điểm nào?

            Phật giáo và các tôn giáo khác đều khuyến khích con người làm các việc lành, tránh xa những điều xấu ác, xây dựng đời sống đạo đức, biết yêu thương và phát triển các giá trị nhân phẩm cho chính tự thân và tha nhân, cho gia đình và xã hội.

2/ Phật giáo khác các tôn giáo ở điểm nào?

            Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chổ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng Đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng NGHIỆP LỰC cũng do chính mỗi con người tạo ra. Đức Phật dạy: “ Con người trở nên cao quý hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao quý hay đê hèn.” Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp ( những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật ) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoại trừ con người cá thể. Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của Đạo Phật là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, và đều có khả năng thành Phật. Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành riêng cho ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo Thần quyền khác.

3/ Tóm tắt lịch sử của Đức Phật?

            Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại Ấn Độ cách đây hơn 2550 năm. Các nhà sử học hiện đại cho rằng Đức Phật đản sanh vào ngày trăng tròn tháng Vasak vào khoảng năm 625 trước Tây lịch tại vườn Lumbini (Lâm - Tỳ - Ni ). Ngài vốn là một Hoàng tử, tên Siddhartha ( Tất – Đạt – Đa), Con tai duy nhất của vua Suddhodana ( Tịnh Phạn ) và Hoành hậu Mahamaya ( Ma – Da ). Khi lớn lên, Ngài đã đính hôn với Công chúa Yasodhara ( Da – Du – Đà – La ) và hạ sanh một nam tử tên là Rahula ( La-Hầu-La ). Sau khi nhận thấy rõ chân tướng khổ đau của kiếp người sinh lão bệnh tử, Ngài đã quyết tâm vượt cung thành để tìm chân lý. Trải qua năm năm tìm thầy học đạo, sáu năm khổ hạnh trong rừng già, sau cùng Ngài đã thành đạo dưới cội Bồ đề sau bốn mươi chín ngày thiền định. Kể từ đó Ngài được gọi là Phât- con người đã giác ngộ, đã giải thoát vòng sinh tử luân hồi. Sau khi giác ngộ Ngài đã khởi sự truyền bá Chánh Pháp- giáo lý đưa đến sự giác ngộ, giải thoát – và xây dựng giáo đoàn Tăng- Già trong suốt bốn mươi chín năm. Ngài đã nhập Niết-bàn vào năm tám mươi tuổi dưới tang cây Sala tại Kusinava, vào khoản năm 543 trước Tây lịch.

4/ Yếu tính của đạo Phật?

            Theo truyền thống, đạo Phật được định nghĩa như sau: Đạo là con đường;  Phật là sự giác ngộ, giải thoát tối hậu. Do vậy, yếu tính của đạo Phật, như chính tên gọi bày tỏ, là con đường đưa đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

5/  Vậy phải chăng đạo Phật chủ trương lìa bỏ thế gian?

            Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni là người đã đạt được giác ngộ, giải thoát tối thượng, tức là Ngài đã thực thụ giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi ở độ tuổi trung niên. Thế nhưng Ngài vẫn ở lại thế gian thêm hơn bốn mươi năm nữa để truyền bá Chánh Pháp nhằm đem lại lợi ích cho thế gian.
            Ở đây có hai điểm mà bạn và tôi cần hiểu rõ:                                                        
           
            a/ Khái niệm giác ngộ: Trong đạo Phật được hiểu là sự tỉnh thức toàn diện về dòng vận hành của Duyên Khởi trong đời sống con người, bao gồm cả tâm lý và vật lý. Do năng lực tỉnh thức toàn diện này mà chúng ta có thể vượt qua các phiền não, nhiễm ô và kiến lập đời sống an lạc, hạnh phúc cho chính mình. Vả lại, năng lực tỉnh thức được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ thấp đến cao. Nên nhớ rằng một đời tu tập chưa hẳn đã tạo được cho mình một năng lực tỉnh thức toàn diện ( giác ngộ chân lý tuyệt đối ), vì nó còn tùy thuộc vào dòng nghiệp lực nhiều đời của mỗi cá thể.

            b/ Khái niệm giải thoát (moksha-vượt lên trên hay vượt ra khỏi ): Trong đạo Phật cũng vậy, nó bao hàm nhiều cấp độ khác nhau, từ việc nhỏ đến việc lớn. Khi nào chúng ta vượt ra khỏi những ràng buộc của các phiền não như tham lam, sân hận, si mê, chấp thủ… trong đời sống của chính mình thì khi đó mình được giải thoát. Cho đến khi nào tâm thức của mình hoàn toàn không bị chi phối bởi các phiền não đó thì mình sẽ thực sự hưởng thụ hương vị giải thoát. Thế nhưng, để đạt được sự giải thoát tối hậu đòi hỏi mình phải bứng tận gốc rễ của các phiền não trong tâm thức của mình một cách toàn triệt, vì chính các phiền não nhiễm ô là cái nhân của sinh tử luân hồi. Do vậy, nói khác đi, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi chính là giải thoát các phiền não nhiễm ô trong đời sống của chính mình, và đấy là khái niệm “ xuất thế” của đạo Phật. Nên nhớ rằng, để đạt được giải thoát mình không cần phải đi đâu hết mà trái lại mình cần phải tu tập ngay bây giờ và ở đây, ngay nơi con người này và tại thế giới này.

                                                                                                                   ( còn nữa )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét